Kế hoạch thi chứng chỉ CNTT lần 1

Thứ năm - 17/12/2020 23:29
Bạn rất có tiềm năng để trở thành một chuyên gia thư viện trong kỷ nguyên thông tin và thời đại công nghệ số.Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên Internet vạn vật kết nối đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà thư viện không phải là ngoại lệ. Thư viện là một trong những ngành nghề có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất dưới sự tác động của công nghệ thông tin và truyền thông.
Kế hoạch thi chứng chỉ CNTT lần 1
Kế hoạch thi chứng chỉ CNTT lần 1
Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên Internet vạn vật kết nối đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà thư viện không phải là ngoại lệ. Thư viện là một trong những ngành nghề có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất dưới sự tác động của công nghệ thông tin và truyền thông. Hình ảnh thư viện truyền thống, gắn liền với những giá trị “xưa cũ” đang dần lùi xa, nhường chỗ cho sự ra đời của thư viện điện tử, thư viện số năng động, hiện đại, nơi thông tin/tri thức được thu thập và lan truyền.

Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên Internet vạn vật kết nối đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà thư viện không phải là ngoại lệ. Thư viện là một trong những ngành nghề có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất dưới sự tác động của công nghệ thông tin và truyền thông. Hình ảnh thư viện truyền thống, gắn liền với những giá trị “xưa cũ” đang dần lùi xa, nhường chỗ cho sự ra đời của thư viện điện tử, thư viện số năng động, hiện đại, nơi thông tin/tri thức được thu thập và lan truyền.

Ảnh minh họa.

 

Ảnh minh họa.

Hãy cùng thử xem ở Mỹ, một quốc gia có ngành thư viện phát triển hàng đầu trên thế giới thì những người lựa chọn học ngành này sẽ định hướng nghề nghiệp thế nào cho tương lai. Câu trả lời sẽ là: bên cạnh việc làm trong các cơ quan thông tin thư viện như thu thập – tổ chức – xử lý – lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin thì họ còn có thể tham gia nhiều công việc khác như:

  • Xuất bản sách: họ sử dụng kiến thức về sách để lựa chọn và hiệu đính những xuất bản phẩm.
  • Lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO-Chief Information Officer): là người quyết định lựa chọn những công nghệ tin học ứng dụng cho một doanh nghiệp và quản lý cách thức chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp đó.
  • Quản lý nội dung thông tin: tìm kiếm và tổ chức thông tin cho cộng đồng mạng online.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu: tổ chức, cập nhật và lưu trữ dữ liệu.
  • Môi giới thông tin: tiến hành công việc nghiên cứu và cung cấp thông tin cho đối tác.
  • Mua bán các phần mềm thông tin thư viện.
  • Phụ trách công việc phân loại: phân loại dữ liệu và sắp xếp thông tin vào các mục phù hợp cho các công ty thương mại điện tử.
  • Quản trị Web: thiết kế và bảo trì Web.

Như vậy, thực tế các công việc trên cho thấy, kiến thức và kỹ năng ngành thư viện không chỉ được áp dụng cho duy nhất công việc tại các cơ quan thông tin-thư viện mà còn mở rộng và hữu ích cho nhiều công việc mà kỷ nguyên số đang đòi hỏi. Nói cách khác, cơ hội việc làm là rộng mở, có thể làm đúng ngành hoặc những ngành liên quan mà xã hội đang có nhu cầu cao. Chính vì vậy, nhận định về vai trò của thư viện trong bối cảnh mới, TS. Sharon White đã nói:“Thư viện có truyền thống là người giữ gìn quá khứ, nhưng ngày nay thư viện ngày mỗi ngày trở thành đường dẫn đến tương lai”.

Liên hệ Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội để biết thêm chi tiết về chương trình tuyển sinh và đào tạo.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây